Combo Phong Thủy Địa Lý Tả Ao
Bạn thích xem phong thủy, muốn học hỏi thêm nhiều điều về phong thủy hay bạn muốn tìm hiểu về phong thủy nhưng chưa biết nên tìm sách nào đọc cho thích hợp và hiệu quả. Vậy thì nhà sách Newshop hân hạnh giới thiệu đến các bạn Combo Phong Thủy Địa Lý Tả Ao ( Trọn bộ 4 cuốn) này, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và học hỏi về phong thủy.
Combo Phong Thủy Địa Lý Tả Ao gồm 4 cuốn:
Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Chính Tông
Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Tầm Long Gia Truyền Bảo Đàm
Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Địa Lý Vi Sư Pháp
Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Bảo Bgọc Thư
1/ Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Chính Tông
Phong Thủy Địa Lý Tả Ao Chính Tông Tập 1 viết về nhân vật Tả Ao với phong thủy của ông, bạn đọc sẽ vô cùng thú vị với những gì được viết trong cuốn sách này, tinh thông địa lý, am tường kinh văn và những điều bình thường nhất tồn tại xung quanh chúng ta.
Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại phong thủy của ông Tả Ao tại các ao làng xưa của Việt nam. Các sách vở cũng như truyền thuyết đều coi ông là Thánh Địa lý Tả Ao, trạng Tả Ao, là thuỷ tổ khai môn, đệ nhất về địa lý phong thuỷ Việt Nam, giỏi địa lý phong thủy như Cao Biền của Trung Quốc.
“Chỉ có sách Địa lí của cuj Tả Ao là giản dị và đúng nhất. Nhưng tiếc thay sách này thất truyền từ lâu”. Căn cứ một số ít khẩu truyền về khoa Địa lý của cụ Tả Ao còn sót lại các cụ thấy chính xác, dễ học, dễ hiểu. So sánh nó với một số sách Địa lý rắc rối, mông lung của Trung Hoa đưa qua, các cụ khuyên :”Ngày nay muốn học Địa lý cho giỏi trước tiên phải kiếm cho được sách của cụ Tả Ao để có số vốn chính tông căn bản, rồi thực hành cho vững chắc, nhiên hậu mới có thể xem các sách Địa lý của Trung Hoa mà bổ túc thêm, mới có kết quả.
2/ Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Tầm Long Gia Truyền Bảo Đàm
Điạ lý tả Ao ra đời, trong đó chúng tôi giới thiệu tập địa lý thứ hai: Dã đàm Tả Ao (Tầm long gia tryền bảo đàm) tức là bộ này.
Từ khi xuất bản cuốn thứ nhất cho đến nay, chúng tôi được biết luôn luôn quý vị mong mỏi có cuốn kế tiếp.
1. Cuốn trước nặng về loan đầu, cuốn sau này nặng về lý khí và hai cuốn này trở nên một cặp thư hùng về căn bản địa lý. Muốn được như vậy phải chuẩn bị cho nó thật chu đáo mới khỏi phụ lòngđộc giả trông mong, mới xứng với tập trước và mới hoàn thành sứ mạng việc soạn thảo cổ thư.
2. Từ trước tới nay, đã có bao nhiêu man thư về địa lý mà toàn dựa vào lý khí để làm man thư nên cuốn này, nặng về phần khí, phải làm cho rõ đâu là chân và đâu là cái ngụy của khoa học địa lý, nên tác giả phải ôn lại trên mười bộ sách địa lý vừa cổ thu bí truyền vừa có bán trên thị trường để đối chiếu và loại bỏ đi những phần nào có thể làm cho độc giả dẽ nhầm lẫn khi đọc nó. Ngoài ra cũng phải phân biệt chỗ nào quan trong trọng, chỗ nào kém quan trọng, để nhấn mạnh những chỗ quan trọng, chỗ nào kém quan trọng, cho độc giả mau có ý thức chính xác về phần lý khí, để đỡ nhầm lẫn, bởi nhầm về lý khí thì rất tai hại.
3. Nói là lý khí, nhưng thực thể của nó vẫn là loan. Nếu quên thực thể mà trình bày nguyên nhân những gì trìu tượng, vẫn có thể làm độc giả khó nhận chân, nên các phần lý khí trên sách đều được tác giả cố gắng dung hòa với loan đầu cho có cả thể (loan đầu) và dụng (lý khí) mới là toàn bích.
4. Phần lý khí, nói hết ra một cách quá phân tích sẽ làm mất hứng thú sáng tác của dộc giả, và cũng sẽ lại tạo nên hậu quả tai hại là dễ nệ vào phân tích mà quên tổng hợp. Khoa địa lý cũng như nhiều khoa khác phải sử dụng cả phân tích lẫn tổng hợp cùng một luc mới thành công.
Do đó tác giả phải dấu những điều tỷ mỷ dễ nhầm lẫn, nhưng thập phần quan trọng vào những câu, những chữ mà chỉ những ai dùng sự tận kỳ đạo mới khám phá ra. Nếu chỉ đọc không, chỉ lãnh hội được phần nào sự diệu ảo của nó và vừa đủ cho kiến thức thông thường về địa lý
Bộ địa lý tả Ao nặng về mô tả và định nghĩa thì bộ Dã Đàm Tả Ao lại bắt đầu thoát phép mô tả để tiến lên phần luận. Phần luận sẽ làm cho nhiều quý vị mới học ưa thích vì nó như đưa quý vị đến nhiều khía cạnh đặc sắc hơn, nhưng nếu nếu nệ vào nó quá sẽ bị nhầm lẫn, nên một số cac vị chân sư đã muốn chúng tôi bỏ đi. Sau khi suy đi xét lại các vị lại đồng ý là có thể để được, vì nếu học cao hơn, nhất định phải vượt từ mô tả, qua luận, rồi lên đến triết mới hi vọng đạt được cao nhất: ” Khai phóng mà vẫn không sai nhầm” của khoa địa lý. Đạt được đến đây mới thành chân sư của khoa địa lý.
MỤC LỤC:
Phần 1: Dã đàm tả ao
Phần 2: Địa lý gia truyền
Phần 3: Địa lý trị soạn phú
3/ Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Địa Lý Vi Sư Pháp
Khoa địa lý là một môn học công phu và bí truyền vì vậy rất ít người được biết và đang có nguy cơ bị thất truyền vì vậy chúng ta phải chữa khuyết điểm đó.
Người xưa với tinh thần dịch lý, chỉ quan sát trực tiếp vào các hiện tượng trên mặt đất, chỗ cao là âm, chỗ thấp là dương, núi là âm, nước là dương, núi và nước đi từ cao xuống thấp, nước có khi đi gần nước cũng có khi đi xa núi, nhưng đến một chỗ nào núi không đi nữa nước không tiếp tục chảy nữa, thì tụ lại một chỗ, làm nên huyệt kết, chỗ đó là chỗ đẹp nhất, chỗ độc đáo nhất của một vùng
Nơi đó núi non, các giải đất toàn vùng, ôm chầu vào nó. nếu chôn xương người quá cố xuống đó, thì xương cốt sẽ ấm áp hơn chỗ khác, con cháu sẽ làm ăn thịnh đạt. Nếu làm nhà trên đó gia đình sẽ giầu có cao sang…
“Phong thủy địa lý tả ao địa lý vi sư pháp” sẽ giới thiệu tỉ mỉ cách nhận xét các yếu tố đó như thế nào là tốt, thế nào là xấu, qua nhiều kiểu đất khác nhau, để quý vị có thể nắm vững chi tiết trước đó khi ra coi đất trên thực tế…
Nội dung cuốn sách đề cập đến các vấn đề sau:
Phần 1: Đất kết cao biền
Chương 1: Tổ long tôn long
Chương 2: Huyệt pháp
Chương 3: Hình thế
Chương 4: Đường tâm
Chương 5: Huyền vũ
Chương 6: Chu tước
Chương 7: Long Hổ
Chương 8: Thành quách
Chương 9: Quan quỷ
Chương 10: Thác lạc
Chương 11: Diệu sơn
Chương 12: Vi sư pháp
Chương 13: Huyệt khai khu thần pháp
Chương 14: Táng huyệt pháp
Chương 15: Đấu sát pháp
Chương 16: Phân kim huyệt pháp ca
Chương 17.1: Nói chung các kiểu đất kết tại Việt Nam
Chương 17.2: Tài liệu địa lý của cao biền: kiểu đất kết tại phủ thanh oai Hà đông
Phần 2: Tầm long bộ
4/ Phong Thủy Địa Lý Tả Ao – Bảo Bgọc Thư
Tả Ao hay Tả Ao tiên sinh, là nhân vật làm nghề địa lý phong thuỷ nổi tiếng ở Việt Nam. Ông được cho là tác giả của một số cuốn sách Hán Nôm cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam. Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại cổ về hành trạng thuật phong thủy của ông ở các làng xã Việt Nam thời xưa. Tả Ao có quê ở làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
Tả Ao còn để lại hai bộ sách, đó là: Địa đạo Diễn ca (120 câu văn vần), Dã đàm hay Tầm Long gia truyền Bảo đàm (văn xuôi) và một số dị bản khác: Phong thủy Địa lý Tả Ao Địa lý vi sư pháp, Phong thủy Địa lý Tả Ao Bảo ngọc thư (của Vương Thị Nhị Mười-Nhà xuất bản Mũi Cà Mau-2005) và Dã đàm Tả Ao (của Cao Trung xuất bản tại Sài Gòn năm 1974)”…
Reviews
There are no reviews yet.